Đau Khổ V́ Yêu

 

 

Người yêu trong Diễm T́nh Ca xin cho được bảo dưỡng bằng những trái nho và được hồi phục bằng những trái táo, v́ nàng bị bệnh hay bị t́nh yêu đả thương cũng thế (Sgs 2:5). Chứng bệnh này là do bởi niềm thiết tha mong đợi của một kẻ ĺa xa T́nh Nhân của ḿnh. Chứng bệnh này cũng có thể xẩy ra như thế nơi một linh hồn b́nh thường bị cách xa Chúa Kitô. Đó là lư do tại sao Thánh Phaolô nói: “Đối với tôi sống là Chúa Kitô và chết là một mối lợi” (Phil.1:21).

 

Ngôn ngữ yêu thương tuyệt đối hơn hẳn những lời nói và câu văn b́nh thường. T́nh yêu diễn đạt ḿnh không phải ở những ǵ nó nói cho bằng ở những ǵ nó là và nó làm. Trong Diễm T́nh Ca, các người yêu nhau nói về mối t́nh của ḿnh bằng một ngôn ngữ tuyệt vời, và về vinh quang của họ bằng mối thân t́nh hiệp nhất của họ. Bởi thế mới có chuyện cô nương cuống quít lên khi cô phải ĺa xa t́nh nhân của ḿnh.

 

Việc hiện diện tư riêng thân mật này, cũng thế, là trọng tâm của quan điểm Kitô giáo về t́nh yêu. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa thông đạt t́nh yêu của Ngài cho Yến Duyên qua các vị tiên tri, c̣n trong Tân Ước th́ Lời Thiên Chúa đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta. Việc Chúa Giêsu hiện diện làm cho tâm can tôi đầy những hân hoan, thế nhưng có lúc Người ra như vắng bóng làm cho ḷng tôi quặn thắt. Đó là lề luật yêu thương: vui mừng và sầu khổ sánh vai nhau, chúng như hai mặt của cùng một đồng tiền cắc. Thư gửi cho Kitô hữu Do Thái viết:

 

“Chúng ta hăy gắn mắt vào Chúa Giêsu, Đấng dẫn dắt chúng ta trong đức tin và làm cho đức tin của chúng ta nên hoàn hảo: v́ niềm vui trước mặt, Người đă chịu đựng khổ giá, dù có phải chịu nhục nhă, và đă chiếm được chỗ của ḿnh bên hữu ngai ṭa Thiên Chúa” (Heb.12:2).

 

Người ta thường nói, nếu Diễm T́nh Ca có một tuyệt đỉnh th́ chính là ở câu hay được trích dẫn sau đây: “T́nh yêu mạnh như sự chết. Nhiều gịng nước cũng không thể dập tắt được t́nh yêu, lụt lội cũng không thể nhận ch́m được nó” (Songs 8:6-7). Bài tán tụng yêu thương của Diễm T́nh Ca đó là: chiến thắng, bất khả chế ngự, bất khả cưỡng. Vấn đề không phải ở chỗ t́nh yêu là một cái ǵ đó tuyệt mỹ và khôn tả, mà là một lực lượng mănh liệt, mạnh mẽ và bất khả cưỡng như chính sự chết, một ngọn lửa thiêu bất chấp mọi nỗ lực muốn dập tắt nó. Cái chiến thắng của t́nh yêu khống chế bất cứ cái ǵ đe dọa nó – khổ đau, cả về tinh thần lẫn thể lư, bệnh tật, và mộ bia. T́nh yêu ấy không phải như lời ca ướt át của các nhạc sĩ ăn khách vốn cho rằng t́nh yêu là một điều ngọt ngào nhất trên thế gian này. T́nh yêu của cô nương và chàng trai trong Diễm T́nh Ca là một điều khó thắng nổi song đă vinh thắng và thắng được tất cả những ǵ ngăn chặn và cản trở nó. Thánh Phaolô viết:

 

“T́nh yêu bỏ qua tất cả mọi sự, tin tưởng tất cả mọi sự,

Hy vọng tất cả mọi sự, chịu đựng tất cả mọi sự.

T́nh yêu không bao giờ cùng…

Có ba điều c̣n lại là đức tin, đức cậy và đức mến;

 

Song trọng nhất trong ba nhân đức này là đức mến” (1Cor.13:7-8,13).

 

Dẫn giải về đoạn Diễm T́nh Ca 2 câu 5 “ḷng tôi đau đớn v́ yêu”, Origen đă suy đến Lời như mũi tên hay mũi nhọn của Chúa Cha yêu thương đập vào đả thương linh hồn. Oâng viết:

 

“Nếu có ai, ở một nơi nào đó và vào một lúc nào đó, tự nhiên bừng lên mối t́nh yêu trung thành này của Lời Thiên Chúa; nếu ai đấy có lúc bị một vết thương ngọt ngào bởi Đấng là mũi tên được bắn ra như lời tiên tri; nếu có ai bị t́nh yêu đâm thâu, nhờ đó họ khát mong và trông chờ Người ngày đêm, không thể nói ǵ khác ngoài Người, không nghe ǵ khác ngoài Người, không nghĩ tưởng ǵ khác nữa, và ước ao hay mong đợi hoặc hy vọng nào ngoài một ḿnh Người; nếu thực sự xẩy ra như vậy th́ linh hồn có thể nói thật rằng: ‘Tôi đă bị đức ái đả thương mất rồi’”.

(Origen, Commentary on the Song of Songs; transl. R.P. Lawson; Westminster, Md. The Newsman Press, 1957, p. 37)

 

Chính t́nh yêu là những ǵ nhà chiêm niệm Kitô giáo cố chiếm lấy. Một t́nh yêu như vậy, bằng chính việc tự t́nh chấp nhận chịu đựng tất cả mọi sự, kể cả khát vọng của nó, tức là b́nh yên không c̣n khát vọng và trở nên một biểu hiện cho “chính tầm vóc viên trọn của Thiên Chúa”.